Trĩ nội là một trong 3 loại trĩ nguy hiểm hiện nay. Thông thường người bị trĩ nội thường để bệnh chuyển biến nặng rồi mới đi chữa trị. Bản chất trĩ nội là một trong những loại bệnh trĩ khó phát hiện. Dấu hiệu bị bệnh trĩ nội thường không rõ ràng. Trĩ nội thường được phân là trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4. Triệu chứng của bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu các cấp độ bệnh trĩ nội như thế nào? Cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây.
Trĩ nội là gì?
Trĩ nội là gì ?Không phải bệnh nhân mắc trĩ nào cũng phân biệt được các loại bệnh trĩ. Trong khi đó trĩ nội lại khó phát hiện nhất, vì bệnh thường ở bên trong. Nếu không để ý sẽ không biết mình đã mắc bệnh.
Trước khi tìm hiểu về định nghĩa trĩ nội là gì bạn nên biết đây là 1 trong số các loại bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.
Dân gian có câu "Thập nhân, cửu trĩ" (tạm dịch: cứ 10 người thì có 9 người bị bệnh trĩ). Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.
Nguyên nhân gây trĩ nội bạn nên biết!
Bạn vẫn đang thắc mắc nguyên nhân trĩ nội từ đâu ?Bệnh trĩ nội là 1 trong 3 loại trĩ bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ nội: nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không đau ở cấp độ nhẹ. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ. Tuy nhiên trĩ nội phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ đám rối trĩ nội.Những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ nội cũng tương tự như bệnh trĩ chung là:
Do lao động và thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu 1 chỗ, ít vận động hoặc vận động nặng trong thời gian dài, nhịn đi vệ sinh thường xuyên… là những thói quen gây bệnh trĩ phổ biến do máu lưu thông đến vùng hậu môn giảm.
Cấu tạo của hậu môn có vấn đề chẳng hạn như hẹp ống hậu môn làm cho việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Do phải dùng sức để đẩy phân ra ngoài nên dễ làm tổn thương niêm mạc hậu môn, khiến cho bệnh trĩ có cơ hội xuất hiện.
Do chế độ ăn uống không lành mạnh: bị bệnh trĩ có thể do ăn đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ nhưng thiếu hụt thực phẩm giàu chất xơ và vitamin trong thực đơn hàng ngày dễ gây ra táo bón. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.
Bệnh lý đường ruột: một số bệnh đường ruột như: ỉa chảy kéo dài, hội chứng lỵ, viêm đại tràng… làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương cũng là nguyên nhân bệnh trĩ mà khá nhiều người mắc phải.
Nguyên nhân khác: việc mang thai, sinh con hoặc tuổi cao khiến hệ tiêu hóa kém cũng là yếu tố khiến bệnh trĩ xuất hiện và phát triển.
Đặc điểm của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội
- Bệnh trĩ nội xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác.
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 thời kỳ
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ nội lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ nội lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
Các cấp độ của trĩ nội bạn không nên chủ quan
Tuỳ theo diễn tiến, bệnh trĩ nội được phân thành bốn độ
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Dấu hiệu bị trĩ nội thường gặp
Dấu hiệu bị trĩ nội thường là thắc mắc của người bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết:
Khi bị trĩ nội, các dấu hiệu bị trĩ nội thường gặp sẽ là:
- Đại tiện ra máu: tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng của bệnh trĩ nội đầu tiên. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt, không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu. Lâu dài, khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh trĩ choáng váng, mệt mỏi.
- Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.
- Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo của bệnh trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội có dễ biết không? Đây luôn là thắc mắc của người bệnh trong thời gian hiện nay.
Trĩ nội có 4 phân độ bệnh. Mỗi phân độ lại có những dấu hiệu khác nhau bao gồm:
Trĩ nội độ 1
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội phân độ 1 là:
Đi cầu ra máu, ban đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu cũng chảy nhiều hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu
Có hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu.
Có hiện tượng táo bón kéo dài
Giai đoạn này nếu không phát hiện ra dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.
Trĩ nội độ 2
Triệu chứng trĩ nội ở phân độ 2 rõ ràng hơn phân độ 1:
Đi cầu ra máu nhiều hơn
Đau rát hậu môn khi đi cầu
Ngứa hậu môn
Đặc biệt sẽ thấy một cục như cục thịt nhỏ lòi ra khi đi cầu, tuy nhiên sẽ tự co lên ngay sau đó, đây chính là búi trĩ.
Tuy nhiên ở giai đoạn này, do tâm lí xấu hổ, người bệnh thường ngại đi khám và chịu đựng sống cùng bệnh, đến khi đau quá không chịu được thì bệnh nặng hơn và khó điều trị dứt điểm hơn.
Trĩ nội độ 3
Triệu chứng ở phân độ 3 trở nên rõ ràng hơn như:
Lượng máu chảy ít hơn
Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên được
Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đi cầu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ.
Ở giai đoạn 3 biểu hiện của bệnh trĩ nội là chảy máu ít đi khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị, mà không biết rằng đây chính là giai đoạn cuối cùng có thể điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật.
Trĩ nội độ 4
Đây là phân độ nặng nhất của bệnh trĩ với các dấu hiệu như:
Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi bạn không đi cầu
Không thể đẩy búi trĩ vào trong
Đau đớn, chảy máu dù đi hay đứng
Chính vì vậy giai đoạn này, hậu môn sẽ có các nguy cơ như:
Dễ nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ
Nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn
Ung thư trực tràng
Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?
“Trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh mới phát và chưa có biểu hiện nghiêm trọng. Trong giai đoạn này bệnh cũng chưa có nhiều biến chứng cho nên việc điều trị cũng không mấy trở ngại.” – (Bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Cộng Đồng)
Dùng thuốc góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ giảm thiểu quá trình phát triển của búi trĩ chứ chưa có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Việc điều trị không tận gốc có thể khiến cho tình trạng bệnh trĩ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vì thế, ngoài việc dùng thuốc người mắc trĩ nội độ 1 cần kết hợp điều trị nội khoa cùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thực tế cho thấy, hầu như bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1 thường ít thăm khám và điều trị kịp thời. Cho đến khi tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng như sa búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn thì mới thăm khám. Đây chính là lúc việc điều trị gặp không ít khó khăn do tình trạng bệnh đã có chiều hướng xấu đi.
Điều trị bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 thường đơn giản, chỉ cần áp dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc uống, thuốc đặt mà bác sĩ chỉ định giúp:
Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: Khắc phục chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn.
Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: Trị táo bón.
Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: Đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Vậy bị trĩ nội uống thuốc gì? Một số loại thuốc chữa trị nội bạn có thể tham khảo như:
- Đối với thuốc uống: Thường dùng là thuốc chứa hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P), tác động đến tĩnh mạch trĩ. Có thể dùng thêm: kháng sinh (nhóm penicillin, cephalosporin…); thuốc chống viêm, giảm đau (ibuprofen, naproxen…); thuốc nhuận tràng,…
- Đối với thuốc đặt: Có chứa các thành phần: bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch (bismuth subgallate, resorcinol, tannic acid, zinc oxide), sát trùng (boric acid, neomycin, phenylmercuric nitrate và oxyquinlone), và các loại vitamin, dưỡng chất khác. Được sử dụng phổ biến là viên đạn trĩ Protolog.
Ngoài ra, với một số người “ngại dùng” thuốc tân dược thì có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y để chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà cũng rất hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Có thể kể đến: Bài thuốc chữa trĩ nội bằng rau diếp cá, dầu dừa, lá vông nem, quả sung,…
Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại
Trĩ nội trĩ ngoại đều là bệnh trĩ, việc phân biệt các loại trĩ có vai trò quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Theo chuyên gia, niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau bằng một đường lược dọc theo chiều dài của ống. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.
Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn?
Để có được câu trả lời chính xác trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn, chúng ta phải nắm rõ được một số tính chất nguy hiểm mà bệnh gây ra. Từ những mức độ nguy hiểm đó, bạn mới có thể đánh giá được giữa bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội, bệnh nào nguy hiểm hơn.
Đặc điểm của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội phát triển theo 4 cấp độ khác nhau. Tùy vào mỗi cấp độ mà có phương pháp điều trị phù hợp
Diễn biến của bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Cấp độ 1: là giai đoạn búi trĩ mới hình thành. Ở giai đoạn này, hầu như chưa có biểu hiện cụ thể. Bạn chỉ thấy máu xuất hiện ở vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
Trĩ nội độ 2: ở giai đoạn này Búi trĩ đã bắt đầu sưng to hơn. Nó có hiện tượng sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện và tự co lại vào trong.
Cấp độ 3: lúc này Búi trĩ đã sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện và nó không còn khả năng co lại vào bên trong. Mà bạn phải dùng một tác động bằng tay thì Búi trĩ mới vào lại hậu môn.
Cấp độ 4: đây là giai đoạn Búi trĩ đã sa hẳn xuống dưới và nằm thường trực ở bên ngoài hậu môn. Nó rất dễ gây nên hiện tượng bị tắc nghẽn, làm nhiễm khuẩn vùng hậu môn, thậm chí gây ra hoại tử hậu môn.
Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh có biểu hiện khác nhau
Bệnh trĩ ngoại là được hình thành bên dưới đường lược. Bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Bệnh thường biểu hiện qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: là giai đoạn mà Búi trĩ bắt đầu xuất hiện ngay ngoài hậu môn với kích thước chỉ bằng hạt đậu.
Giai đoạn 2: là giai đoạn Búi trĩ ngoại phát triển thành các đám rối. Nó nằm một cách ngoằn ngoèo ở bên ngoài hậu môn.
Giai đoạn 3: là giai đoạn mà Búi trĩ đã bị tắc mạch và gây ra hiện tượng chảy máu. Nó còn kèm theo tình trạng đau đớn, gây khó chịu cho bệnh nhân.
Giai đoạn 4: là giai đoạn Búi trĩ tiết nhiều dịch, gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy ở ngoài hậu môn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng như: viêm hậu môn, áp xe hậu môn,...
Vậy trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn
Đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi mắc bệnh. Trên thực tế cả hai loại bệnh đều có những mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.
Bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại nguy hiểm hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nào
Nhưng có một số người lại quan niệm rằng, bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn. Bởi bệnh trĩ nội được hình thành và phát triển ở bên trong ống hậu môn. Do đó, bệnh rất khó phát hiện để điều trị kịp thời.
Thường bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng.
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc căn bệnh khó nói này. Đặc biệt, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng nhiều bệnh nhân có hỏi trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không.
Theo bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng Bệnh trĩ nội cũng là một loại trĩ, do đó nếu không điều trị dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nếu không chữa trị sớm có thể phải mổ trĩ nội.
Nếu mắc trĩ nội cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn: Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn.
Bệnh nhân đi đại tiện ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng…
Biến chứng ở bên ngoài, chịu ma sát, dẫn đến trầy xước, viêm loét hậu môn, ngứa hậu môn, đau rát là khó tránh khỏi.
Cản trở sự lưu thông máu của tĩnh mạch làm sưng phồng búi trĩ, cùng với viêm loét vùng hậu môn có thể dẫn đến hoại tử.
Mắc bệnh khiến mỗi người cảm thấy tự ti, không thoải mái, chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc giảm. Áp lực tâm lý nặng nề có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Nếu bệnh trĩ độ 2 không được điều trị, bệnh chuyển biến qua bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 nguy cơ hình thành các nhân tố tiền ung thư rất cao.
Đề nghị đặt ra đối với trị bệnh trĩ nội độ 2 đó là khắc phục một số dấu hiệu, đoạn tuyệt sự gia tăng, trừ diệt sự tồn tại của cụm trĩ, và phòng ngừa nguy cơ tái diễn bệnh trở lại.
Dù điều trị bằng liệu pháp dùng thuốc hay áp dụng thủ thuật đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Quan trọng nhất nếu như sau chữa bệnh người bệnh không có một thói quen sinh hoạt tốt thì bệnh rất có khả năng quay trở lại.
Cách điều trị trĩ nội thường được các bác sĩ sử dụng
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị trĩ nội an toàn và hiệu quả được nhiều người sử dụng. Chúng tôi tổng hợp 10 cách chữa trĩ nội tốt nhất dành cho bạn đọc tham khảo !
I. Điều trị nội bằng Tây Y
1. Sử dụng phương pháp nội khoa
- Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm: acetaminophen, aspirin (Asreiptin, Bayer) và ibuprofen ( Advil, Motrin).
- Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid…
- Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ đặt hậu môn: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.
3.2. Sử dụng phương pháp ngoại khoa
- Thủ thuật: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại, đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong, cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler.
- Phẫu thuật cho người bệnh trĩ: cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH, HCTP...)
II. Điều trị trĩ nội bằng Đông Y
● Châm cứu, bấm huyệt:
Châm cứu bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang. Khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
● Bài thuốc nam:
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: Cắt một trái đu đủ xanh. Đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.
III. Chữa trĩ nội tại nhà hiệu quả
Việc chữa trĩ nội tại nhà sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, giảm thiểu những triệu chứng. Tuy nhiên để chữa trị nội hiệu quả bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tránh để bệnh lâu dẫn đến những biến chứng, khả năng phải phẫu thuật, mổ trĩ nội sẽ cao hơn.
1/ Cách điều trị bệnh trĩ nội tại nhà bằng nghệ
Nghệ là một loại củ có công dụng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với thành phần chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, chống viêm nhiễm nên bạn hoàn toàn có thể dùng nghệ để đắp vào các búi trĩ bằng cách:
Rửa sạch rồi giã hoặc xay nát nghệ rồi bọc lại vào 1 chiếc khăn xô nhỏ
Vệ sinh sạch vùng hậu môn, lâu khô rồi dùng nghệ đắp vào
Để nghệ tầm 10 -15 phút cho nước nghệ thấm vào vùng trĩ rồi bỏ ra rửa sạch lại bằng nước
Kiên trì thực hiện trong 1 vài tháng bạn sẽ hạn chế được tình trạng khó chịu do trĩ gây ra. Các vết thương viêm nhiễm cải thiện trông thấy, búi trĩ sẽ thu nhỏ lại mang đến cảm giác dễ chịu.
2/ Cách chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá
Diếp cá có tính mát nên được xem là thần dược tring việc chữa và điều trị bệnh trĩ tại nhà. Rau diếp cá có vị chua nhẹ, tính mát nên có tác dụng giải độc, lợi tiểu thanh nhiệt rất tốt. Chưa kể đây là loại rau dễ kiếm, giá thành rẻ và an toàn khi sử dụng. Sau đây là cách cách bạn có thể áp dụng để trị bệnh trĩ bằng loại rau diếp cá này.
Cách 1: Lấy 1 nắm rau diếp cá (có thể cho thêm ít hẹ) rửa sạch. Đun sôi 1 lít nước rồi thả rau vào và tiếp tục đun trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và ngồi lên để phần hơi nóng xông vào hậu môn. Chú ý không ngồi ngay nước nước còn quá nóng kẻo bị bỏng.
3/ Chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng cây thiên lý
Trong Đông y, cây thiên lý lành tính giúp giải nhiệt từ bên trong khá hiệu quả. Chính bởi vậy, người ta thường sử dụng loài cây này như một loại “thần dược” để làm mát cơ thể. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ dồi dào cây thiên lý cũng được ứng dụng rộng dãi trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Người bệnh lấy khoảng 100 gr lá thiên lý non, thêm 2 thìa muối vào và giã nhỏ. Cho khoảng 30 ml nước sôi vào hãm khoảng 10 phút thì lọc lấy nước. Dùng bông thấm nước đó và chườm vào vùng hậu môn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tháng và cảm nhận kết quả.
4/ Cách trị dứt điểm bệnh trĩ tại nhà bằng lá bỏng
Như tên gọi của nó cây lá bỏng có công dụng để trị các vết bỏng ngoài da. Với tính mát, vị chua nhạt lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra nó còn có tính sát khuẩn rất cap nên được nhiều bác sỹ khuyên dùng cho bệnh nhân bị trĩ, đường ruột, giảm ho, điều kinh.
Cách dùng lá bỏng để chữa bện trĩ: Lấy rau sam và lá bỏng lượng như nhau mỗi thứ tầm 50gr rồi sửa sạch đem sắc nước uống. Cách này áp dụng hiệu quả cho các bạn mới bị trĩ tình trạng bệnh còn đang nhẹ. Nếu nặng hơn thì bạn có thể giã nát lá bỏng rồi dùng nó đắp trực tiếp nên búi trĩ, sẽ có tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt.
5/ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng quả sung
Trong quả sung có nhiều hoạt chất giúp chữa trĩ hiệu quả đã được cả khoa học và dân gain công nhận. Nhờ trong quả sung chứa các chất như canxi, potassium, magie, phốt pho, chất xơ nên rất tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung thực hiện như sau: bạn lấy khoảng 10 - 15 quả sung đem rửa sạch rồi đi nấu nước khoảng 10 -15 phút cho các chất trong quả sung ra hết. Rồi lấy nước đó xem xông hậu môn, khi nước ấm thì bạn dùng để rửa. Áp dụng liên tục trong 7 đến 10 ngày trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy hiệu quả thay đổi đáng kể.
Bị trĩ nội phải làm sao?
Bị trĩ nội phải làm sao? Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, mọi người nên trang bị những kiến thức về các cách phòng bệnh trĩ hiệ quả, an toàn như sau:
Bổ sung chất xơ
Việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống là nguyên tắc hàng đầu dành cho những ai muốn chia tay trĩ vĩnh viễn. Chất xơ sẽ làm mềm chất thải và làm chúng ra ngoài dễ hơn. Ngoài ra, chất này còn giúp giảm cảm giác đau khi đi vệ sinh. Những thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và hoa quả tươi.
Tuy nhiên, tăng cường quá nhiều chất xơ đột ngột có thể gây đầy bụng, ợ hơi. Vì vậy, bạn nên tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn từ từ. Theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007 thì nhu cầu chất xơ tối thiểu cần là 18-20 gam một ngày. Ở một số nước có khuyến nghị nhu cầu chất xơ cao hơn như Nhật Bản là 20-25 gam trong ngày, của Mỹ khoảng 28- 30 gam mỗi ngày.
Uống đủ nước
Bên cạnh đó, việc uống đủ nước cũng là một trong những phương pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh trĩ. Năm 2012, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đưa ra nhu cầu khuyến nghị, với trẻ vị thành niên (10 đến 18 tuổi), nhu cầu nước là 40 ml/kg, từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/kg, từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 ly nước một ngày (tương đương 1,5 lít nước). Nếu có cuộc sống năng động hoặc phải hoạt động nhiều dưới trời nắng nóng, bạn nên uống nước nhiều hơn.
Trong chế độ dinh dưỡng, bạn nên kiểm soát lượng natri trong khẩu phần ăn vì quá nhiều chất này có thể làm cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng tĩnh mạch và hậu quả là trĩ tìm đến. Các chuyên gia y tế còn khuyên bạn nên hạn chế dùng thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều natri, một trong những nguyên nhân gây táo bón.
Thể thao hàng ngày
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, một lối sống năng động sẽ giúp bạn chống và ngăn ngừa bệnh trĩ. Những bài tập vừa phải như chạy bộ, đi bộ nhanh khoảng 20-30 phút một ngày có thể giúp kích thích chức năng đường ruột. Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu. Nếu bắt buộc phải ngồi hay đứng nhiều do công việc, mỗi giờ bạn nên đứng dậy và đi lại ít nhất trong 5 phút. Bạn có thể kê một chiếc nệm hay gối mềm khi ngồi để vòng 3 thoải mái và xoa dịu cảm giác đau do đã mắc trĩ, không nên nâng vác vật nặng để tránh làm trĩ trầm trọng thêm.
Lên lịch vệ sinh
Dù bận rộn cách mấy, bạn cũng cần dành thời gian nhất định trong ngày để đi vệ sinh, ví dụ như buổi sáng sau khi thức giấc. Ngoài ra, khi cảm thấy có nhu cầu, bạn nên đi ngay lập tức vì việc trì hoãn nhiều lần sẽ tạo cơ hội lôi kéo trĩ quay trở lại.
Trong trường hợp đi vệ sinh khó khăn, bạn vẫn nên thở đều. Nếu nín thở khi đang gắng sức, bạn đang góp phần làm tăng sức ép, cảm giác đau và làm vùng hậu môn chảy máu.
Ngâm trong nước ấm
Các chuyên gia cho biết, ngâm trong nước ấm có tác dụng giảm cảm giác ngứa, khó chịu và co thắt cơ vòng. Ngâm nước ấm ngập vùng mông, trong khoảng 10- 15 phút một lần, làm một hoặc 2 lần trong ngày. Cẩn thận không cho nước quá nóng vì có thể làm tổn thương vùng da đang nhạy cảm. Sau đó, bạn không nên chà xát hay lau mạnh, nên dùng khăn mềm lau nhẹ vào vùng hậu môn.
Chú ý không nên dùng những loại xà phòng chứa mùi hương để làm sạch vì chúng dễ gây kích ứng da.
Giảm đau bằng nước đá
Nếu đang bị trĩ làm phiền, bạn có thể giảm đau bằng cách thoa nước đá vào vùng hậu môn vài lần trong một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Sau khi chườm đá, bạn chườm tiếp một miếng gạc ấm lên vùng da này trong 10-20 phút.
Chọn trang phục thích hợp
Mặc đồ lót bằng cotton để thấm hút mồ hôi tốt, ngăn ngừa ẩm ướt, nguyên nhân làm triệu chứng ngứa, rát hậu môn của bệnh trĩ nặng thêm. Ngoài ra, bạn nên mặc trang phục rộng, thoải mái để di chuyển dễ dàng và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Bệnh trĩ nội nên ăn gì?
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội là do không có chế độ ăn uống khoa học và thực phẩm không phù hợp. Vậy bệnh trĩ nội nên ăn gì?
- Người bị trĩ nội nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Ăn nhiều thực phẩm giúp nhuận trạng như: rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá…sẽ giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Nên ăn nhiều đồ mát như: củ sen, mướp đắng, thịt vịt, cà tím, dưa chuột, thanh long…để giúp búi trĩ bớt sưng và giảm đau đớn cho người bệnh.
- Những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị trĩ như: mè đen, đậu đỏ, quả óc chó, măng, mật ong, ruột già của lợn và dê.
- Sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt: Sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt cũng là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ. Ngũ cốc nguyên hạt chứa tất cả phần dinh dưỡng của hạt, cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế (như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai môn, củ từ, củ sắn dây…). Chính vì vậy, thay vì ăn cơm, người bệnh có thể thay thế một bát rau củ trên để có thể giúp bổ sung chất xơ mà vẫn cảm thấy no.
Uống nhiều nước mỗi ngày: Mỗi ngày bệnh nhân mắc trĩ nên uống khoảng từ 2 - 2,5 lít nước. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho phân mềm hơn, giảm bớt được chứng táo bón kéo dài. Từ đó, làm giảm tình trạng bệnh trĩ. Tốt nhất, nên uống nhiều nước trái cây và nước luộc rau củ quả. Nước trái cây đặc biệt là nước của trái Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ.
- Thực phẩm giàu chất sắt: Mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen,… dồi dào hàm lượng sắt. Chúng cần thiết để cung cấp chất sắt tự nhiên giúp những người bị bệnh trĩ mất máu nhiều có thể hồi phục sức khỏe.
- Không nên ăn những đồ cay nóng, bởi những thực phẩm này sẽ làm cho búi trĩ nội sưng lên và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn hơn.
- Không nên uống rượu, bia.
- Không ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo, vì khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và đồng thời làm cho bệnh trĩ nội càng nặng thêm.
Trên đây là chế độ ăn uống mà người bị trĩ nội có thể áp dụng, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội cần kết hợp đồng bộ các phương pháp điều trị khác.
Bệnh trĩ nội và cách điều trị an toàn, hiệu quả hiện nay
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là đơn vị chuyên khoa lâu năm được Sở y tế cấp phép hoạt động trong điều trị các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, trong đó có bệnh trĩ đặc biệt là trĩ nội.
Đối với bệnh trĩ cấp độ 1, 2; khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi, các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị nội khoa. nhưng nếu bệnh đã phát triển nặng hơn (độ 3, 4) thì các đám rối tĩnh mạch đã có giãn quá mức và không thể phục hồi nên các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Khi tới điều trị tại phòng khám, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bởi phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, kinh nghiệm lâu năm trong việc thăm khám và điều trị bệnh trĩ. Điển hình như Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng - Nguyên trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh - pôn, nguyên PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám, tư vấn, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý ở hậu môn - trực tràng như: Trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ, polyp, rò hậu môn,.... Với chuyên môn và bằng kinh nghiệm của mình, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Nếu bạn muốn được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào, vui lòng nhấp Vào đây.
Ngoài ra, nhằm mang đến cho người bệnh chất lượng y tế tốt nhất, phòng khám trạng bị cơ sở vật chất và thiết bị y tế hỗ trợ thăm khám và điều trị hiện đại, đạt chất lượng quốc tế, cho kết quả thăm khám chính xác và hỗ trợ cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Chi phí điều trị bệnh trĩ hợp lý, được niêm yết theo quy định của Sở Y tế; công khai minh bạch với người bệnh trước khi điều trị.
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.