[ Tổng hợp ] 15 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và an toàn

May 2, 2019
Bệnh Trĩ

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà dứt điểm luôn là vấn đề mà người bệnh tìm kiếm trong thời gian qua. Cách điều trị bệnh trĩ nhẹ tại nhà bằng các loại thuốc thảo dược chung quanh ta. Bệnh trĩ nếu để lâu và điều trị sớm thì sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, để ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống, đe dọa đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu như bạn đang bị bệnh trĩ nhẹ mà ngại đi thăm khám bác sĩ, có thể tìm đến một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả cao.

Khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên chủ động đi khám trĩ hoặc tìm kiếm các biện pháp tự điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà từ các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Tổng hợp 15 cách chữa bệnh trĩ tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 15 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản , đem lại hiệu quả nhanh chóng . Đây là những cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất được tổng hợp trong dân gian như : cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá , cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa và 1 số loại thuốc chữa bệnh trĩ ... Cùng tìm hiểu nhé !

1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng khoai tây

Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây có thể sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người, bởi không phải ai cũng có thể biết đến công dụng của khoai tây trong điều trị bệnh trĩ. Khoai tây là thực phẩm thân thuộc trong ngăn bếp của mỗi gia đình Việt. Nếu như bạn biết cách tận dụng khoai tây để chữa bệnh trĩ thì còn gì tuyệt vời bằng phải không nào. Khi những dấu hiệu của bệnh trĩ mới xuất hiện thì những phương pháp dân gian này rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm bạn nên đến các phòng khám trĩ để được điều trị kịp thời.

Bước 1: Bạn sử dụng một củ khoai tây, rửa sạch và gọt vỏ. Xay nhuyễn khoai tây rồi trộn đều với một lượng dầu oliu vừa đủ.

Bước 2: Bạn rửa hậu môn thật kĩ bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô hậu môn.

Bước 3: Lấy hỗn hợp đã chuẩn bị đắp trực tiếp lên hậu môn và cố định lại bằng băng gạc, để qua đêm.

Bước 4: Bỏ hỗn hợp ra khỏi hậu môn và vệ sinh lại bằng nước sạch.

2. Cách dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

Vông nem là một loại cây rất phổ biến ở nước ta, được ghi nhận là cây thuốc của người bệnh. Từ lâu, lá vông nem đã được mọi người sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ.

Trong Đông y lá vông nem có tên gọi là Thích hồng bì, chiều dài thân từ 10 – 20 mét, mỗi cành bao gồm 3 lá, màu xanh bóng, cuống lá dài 20 – 30 cm, hoa màu đỏ tươi.

Lá vông có tính bình, vị đắng nhạt, hơi chát.

Tác dụng chính của lá vông nem là ức chế hệ hoạt động của thần kinh, an thần, giảm huyết áp cao, được dùng trong điều trị mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, lá vông còn có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu trì phong thấp, hạ nhiệt, chữa trị các bệnh ngoài da,...

Để chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Cách 1:

Dùng lá vồn rửa sạch, hơ nóng rồi đắp vào hậu môn. Cách làm này giúp co thắt hậu môn, các búi trĩ teo nhỏ và tự co lại.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ vài tuần đến vài tháng hoặc đến khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

Cách 2:

Dùng 5 – 7 lá vông nem ngâm rửa sạch, ngâm với nước muối nhạt, sau đó giã nát, trộn với 30 – 40 ml dấm thanh tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên hậu môn 2 – 3 tiếng, có thể dùng băng gạc để cố định lại.

Thực hiện đều đặn ngày 2 lần trong vòng 1 tuần liền sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Trước khi chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem, bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô rồi mới đắp để phát huy hiệu quả chữa bệnh.

Ngoài ra cần tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước để hạn chế táo bón.

Không sử dụng các thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, vì sẽ kích thích lên hậu môn, trực tràng.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

Rèn thói quen đại tiện đúng cách và đúng giờ.

Từ bỏ thói quen lười vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông khá hiệu quả, chủ yếu là bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ 1 và 2. Có đến 85% người bệnh chữa trị khỏi bệnh trĩ bằng lá vông mà không cần đến các biện pháp Tây y khác.

3. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa 85% chất béo bão hòa, được chiết xuất trực tiếp từ cơm dừa thông qua phương pháp ép lạnh hoặc đun nóng. Dầu dừa chứa rất nhiều các axit béo trung bình có lợi cho cơ thể và được coi là loại dầu ổn định nhất so với các loại dầu ăn khác.

Dầu dừa từ lâu đã được sử dụng trong việc làm đẹp, dưỡng ẩm cho da và tóc, ngăn ngừa ung thư, cao huyết áp, bệnh về tim mạch, điều trị bệnh trĩ.

Dầu dừa có khả năng chữa bệnh trĩ là do chứa axit lauric có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn tự nhiên, giảm sưng tấy. Ngoài ra, loại axit này còn có khả năng xây dựng và duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ mới hình thành, người bệnh có thể chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa hiệu quả theo những cách sau:

Trước khi áp dụng bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau đó dùng một miếng bông khô thấm dầu dừa và bôi trực tiếp lên hậu môn, búi trĩ. Thực hiện đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bệnh.

Với đặc điểm búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn, người bệnh cần làm dầu dừa thành hình viên thuốc đạn để đặt vào trong ống hậu môn. Việc này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc hậu môn và hấp thụ hết các chất có lơi.

Để làm thuốc đạn bằng dầu dừa, bạn cần chuẩn bị một khay nước đá và một tấm ngăn nhỏ sạch.

Trước tiên, bạn đổ dầu dừa vào khay đá rồi dùng các tấm ngăn để điều chỉnh kích cỡ cho phù hợp.

Để khay vào ngăn đá tủ lạnh 1 – 2h. Khi cần dùng, lấy viên thuốc đặt sâu vào trong ống hậu môn, dầu dừa sẽ tự tan ra và ngấm vào niêm mạc hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa mang lại hiệu quả đối với trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ (từ cấp độ 2 trở xuống).

Phương pháp này khá lành tính và an toàn nên có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần tùy theo mức độ bệnh.

Chú ý, trước khi chữa bệnh trĩ dầu dừa bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm.

4. Mặc quần áo thoáng mát

Nếu như bệnh nhân trĩ mặc quần áo quá chật, búi trĩ hậu môn sẽ bị cọ sát khi đi lại, gây ra đau đớn và khó chịu. Hơn nữa, môi trường nóng ẩm, chật chội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn hậu môn phát sinh và phát triển, đe dọa nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.

Do đó, bệnh nhân trĩ phải mặc quần áo thoáng mát với chất liệu làm từ tự nhiên như lụa, cotton … Trong đó, quần lót sau khi mặc phải được giặt sạch sẽ và phơi khô hàng ngày trước khi sử dụng, nhằm hạn chế viêm nhiễm phát sinh.

5. Vận động và tập thể dục hợp lý

Bệnh nhân trĩ nên tránh tình trạng đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để lưu thông khí huyết, giảm tình trạng trương căng của các búi trĩ hậu môn.

Đi bộ, bơi lội hoặc yoga… là những bài tập thể dục phù hợp dành cho bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý, tránh làm việc nặng nhọc, không bê vác nặng.

6. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh trĩ phát sinh. Do đó, bệnh nhân muốn chữa bệnh trĩ tại nhà nhanh khỏi cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống cho phù hợp.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân trĩ là: Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh xa đồ ăn cay nóng và các chất kích thích có hại như bia, rượu, … bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như khoai lang, chuối chín, đu đủ, cà rốt, sữa chua.

7. Chườm đá lạnh ở khu vực hậu môn

Đá lạnh chườm khu vực hậu môn có thể làm tê các dây thần kinh cảm giác tại đây, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, đá còn có tác dụng làm co lại búi trĩ hậu môn hiệu quả.

Mỗi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, bệnh nhân có thể cho đá vào một khăn bông sạch rồi chườm đều khu vực hậu môn. Nếu cảm thấy hiệu quả, bệnh nhân có thể tiến hành chườm khu vực hậu môn 3 - 4 lần mỗi ngày cũng được.

8. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Bệnh nhân trĩ nên pha một chậu nước ấm, có cho thêm chút muối và ngâm vào hậu môn khoảng 20 phút mỗi tối. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu đến khu vực hậu môn hiệu quả. Nhờ đó, cách chữa bệnh trĩ tại nhà sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

9. Sử dụng thuốc tân dược

Bạn có thể chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các loại thuốc được kê đơn của bác sĩ. Thông thường, sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh, bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ (trĩ nội độ 1, 2) mà không muốn đốt trĩ thì có thể dùng thuốc để làm teo búi trĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có liều lượng phù hợp với mức độ trĩ và điều kiện sức khỏe bệnh nhân.

Thuốc bao gồm ba dạng chính: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt. Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện ra hiệu mua thuốc về sử dụng. Bệnh khó khỏi mà còn có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

10. Chữa bệnh bằng lá diếp cá

Một trong những cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả là tìm đến các bài thuốc dân gian chữa bệnh, mà rau diếp cá là một trong số đó. Bệnh nhân có thể ăn rau diếp cá càng nhiều càng tốt, ăn sống hoặc xay làm sinh tốt hay nấu với nước để xông, rửa hậu môn hàng ngày, sau đó lấy bã rau diếp cá để đắp vào búi trĩ hậu môn.

11. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý non

Giã nhỏ 100g lá thiên lý, sau đó trộn với 10g muối và lấy 300ml nước để lọc. Lấy bông băng nhẹ nhúng vào phần vừa lọc rồi đắp lên búi trĩ hậu môn.

Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý non hết sức đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Bệnh nhân bị trĩ nhẹ có thể tiến hành tại nhà nhiều lần như vậy thì bệnh sẽ thuyên giảm hoặc khỏi hẳn.

12. Cách trị bệnh trĩ tại nhà Ngải cứu và lá sung

Lá ngải cứu, lá sung, cúc tần, nghệ vàng và lá lốt. Mỗi thứ một lượng vừa đủ đem nấu với nước sôi rồi đổ thêm một chén bồ kết vào, hầm thêm 10 phút nữa là có thể tắt bếp. Đem nước này xông hơi hậu môn mỗi ngày trong 15 phút.

13. Trị bệnh trĩ tại nhà Đu đủ xanh

Lựa chọn quả đu đủ xanh nhiều ngựa, bổ làm đôi rồi đem úp vào hai bên cẳng chân sao cho phần cuống quay lên trên. Làm như vậy trước khi đi ngủ mỗi đêm và tháo ra vào sáng hôm sau, liên tục trong nhiều ngày thì búi trĩ sẽ co lại dần.

Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ tại nhà của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà, hy vọng có thể giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.

14. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng hạt hướng dương

Bệnh trĩ là căn bệnh hình thành chủ yếu do các bạn bị táo bón kéo dài hoặc do ngồi lâu thường xuyên. Để khắc phục được tình trạng bệnh trĩ thì cần bổ sung những thực phẩm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, làm mềm phân…

Nếu không bổ sung những thực phẩm cần thiết này mà chỉ chữa trị bệnh thông thường thì sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu và bệnh trĩ sẽ sớm tái phát lại.

Với hàm lượng chất xơ cao cùng những tác dụng tuyệt vời như thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, chống hình thành huyết khối… hạt hướng dương chính là một trong những loại thực phẩm rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Chính vì vậy nếu các bạn đang có các triệu chứng của bệnh trĩ chẳng hạn như đi ngoài ra máu, đại tiện khó, đau rát hậu môn sau mỗi lần đại tiện, có búi thịt lòi ra ở hậu môn… thì nên nhanh chóng đi đến các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín thăm khám đồng thời nên bổ sung thêm hạt hướng dương mỗi ngày.

15. Cách chữa bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh hiệu quả

Việc chữa bệnh trĩ sau sinh cần chú ý và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng như không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để tránh xa những dấu hiệu của bệnh trĩ phiền toái của phụ nữ sau sinh, chị em có thể kết hợp việc điều trị bằng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Phương pháp điều dưỡng

Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các vitamin, nước, để có sức khỏe tốt cũng như hạn chế chứng táo bón. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh, nên bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau diếp cá…giúp thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân và đại tiện dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt: Sau khi sinh con, do áp lực của việc chăm con nhỏ chị em không có nhiều thời gian để tập luyện thể dục, chăm chút cho bản thân. Điều này dễ khiến cơ thể bị ì trệ, dễ tăng cân, béo phì. Để khắc phục điều này, phụ nữ sau sinh nên sắp xếp thời gian để tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày. Có thể áp dụng những bài tập ngay tại nhà như Yoga, không ngồi hoặc nằm quá lâu, đi bộ nhẹ nhàng để tránh cho bệnh phát triển nặng hơn.

Tư thế cho con bú đúng cách: Người mắc bệnh trĩ không nên ngồi xổm nhiều vì khiến búi trĩ bị áp lực về dễ sa ra ngoài. Để cho bé bú dễ dàng, chị em nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế liên tục.

Rèn luyện thói quen đại tiện đúng cách: Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ bỉm sữa cần luyện cho mình thói quen đại tiện đúng cách, không cố rặn khi bị táo bón, không đại tiện quá lâu hoặc nhịn đi đại tiện. Ngoài ra, rèn luyện mỗi ngày đại tiện một lần vào một khung giờ nhất định cũng là thói quen để giúp bệnh trĩ nhanh chóng thuyên giảm.

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc tây

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ không nên dùng thuốc để điều trị bệnh trĩ vì sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, chị em có thể rửa hậu môn bằng nước ấm hay ngâm hậu môn bằng nước muối ấm sẽ giúp thoải mái, dễ chịu hơn.

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng phương pháp ngoại khoa

Để điều trị dứt điểm bệnh trĩ sau sinh con, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa phẫu thuật hay vật lý trị liệu.

Các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu bao gồm: thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại, chích xơ, đông lạnh, chiếu laser để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật này tuy khá đơn giản nhưng cần thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với trình độ bác sĩ tay nghề cao, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Phương pháp phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện nay khá hiện đại, chính xác, mang lại kết quả cao và an toàn đối với phụ nữ sau sinh. Trong đó, phải kể đến phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT giúp điều trị bệnh trĩ dứt điểm, không đau, không chảy máu, bình phục nhanh, không cần nằm viện và hạn chế tái phát.

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
Bác sĩ Trịnh Tùng

BS Trịnh Tùng là bác sĩ nổi tiếng với chuyên khoa Ngoại tiêu hóa, tốt nghiệp đại học Y Hà Nội từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Từ đây, bác sĩ chính thức bước vào nghề Y với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ - chữa bệnh cứu người, mang lại niềm hi vọng sống cho mọi người bệnh.Không dừng lại ở điểm xuất phát ban đầu, trong quá trình công tác tại bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội, bác sĩ Tùng không ngừng cố gắng, luôn nỗ lực và phấn đấu trở thành Bác sỹ chuyên khoa cấp I, sau đó là danh hiệu Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp, Bác sỹ chuyên khoa cấp II và hiện tại là Tiến sĩ, bác sĩ y khoa.

Năm 1997 bác sĩ Tùng về nhận công tác tại bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội với vai trò là Phẫu thuật viên sau đó trở thành Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện này.

Năm 2003 bác sĩ Tùng đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và phụ trách về mặt chuyên môn tại bệnh viện trong thời gian 8 năm

Từ năm 2011 đến nay: Tiến sĩ. Bác sĩ  CKII Trịnh Tùng đã tham gia khám, điều trị và phẫu thuật tại rất nhiều các bệnh viện đa khoa trong khu vực Hà Nội. Trở thành Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Ts.Bác sĩ Trịnh Tùng đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với tư các là bác sĩ phụ trách khoa ngoại, chuyên gia bộ môn ngoại tiêu hóa.

Bài viết liên quan

Nhập số điện thoại để được tư vấn

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form


Những thông tin trên chỉmang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làmtheo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa